THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19
Tác giả: ThS. Phan Thị Kim Xuyến - Giảng viên Khoa Kinh tế-Quản trị
Tóm tắt
Bài viết nêu lên thực trạng lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, vấn đề nóng của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian gần đây. Dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của các cơ quan ban ngành, các tạp chí nêu thực trạng lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn hậu Covid-19 Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về lĩnh vực mại điện tử, logistic, cụ thể là người dân được tiếp cận với việc mua và thanh toán hàng hoá online, dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt… nhờ tiến bộ công nghệ và đã đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Điều đáng mừng nhất là, so các quốc gia trong khu vực thì lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 2 sau Indonesia, theo tạp chí tài chính online (2020), là một nước có nền kinh tế số đang trên đà phát triển như chúng ta hiện nay không thể tránh khỏi việc gặp phải một số khó khăn nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trên cơ sở đó, bài viết nêu một số đề xuất kiến nghị góp phần làm cho nền kinh tế số Việt Nam phát triển và đứng vững trên thị trường thế giới, trở thành mục tiêu chính trong việc phát triển kinh tế toàn diện và bềnh vững.
Từ khóa: Công nghệ 4.0, Kinh tế số, Phát triển kinh tế, Thương mại điện tử.
Abstract
The article outlines the current situation of the e-commerce field in Vietnam during the economic recovery period after the epidemic, a hot issue of the world in general and Vietnam in particular in recent times. Based on secondary data sources collected from reports of agencies and departments, journals state the current state of the global e-commerce field. Research results show that in the post-Covid-19 period, Vietnam has had a strong development in the fields of e-commerce and logistics, specifically, people have access to buying and paying for goods and services online. non-cash payment… thanks to technological progress and has met the needs of people and businesses. The most encouraging thing is that, compared to other countries in the region, the e-commerce field in Vietnam is ranked 2nd after Indonesia, according to online financial magazine (2020), is a country with the largest economy in the world. The digital economy is on the rise as we are now, inevitably encountering certain difficulties, especially in the field of e-commerce. On that basis, the article presents a number of proposals to contribute to making Vietnam's digital economy develop and stand firm in the world market, becoming the main goal in comprehensive and sustainable economic development. steady.
Keywords: Technology 4.0, Digital Economy, Economic Development, E-Commerce.
1. Đặt vấn đề
Phát triển kinh tế toàn diện và bềnh vững là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn hậu covid-19 hiện nay, Việt Nam đã làm gì để thực hiện điều đó. Nhà nước hiện nay đã và đang xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế thông qua việc phát triển nền kinh tế số, và từng bước khôi phục nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh, hoàn thành các mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Với mục tiêu kép đó, kinh tế cần được quan tâm hướng tới việc phát triển nền kinh tế số vững mạnh, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử. Nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ mua sắm online của người dân, kích cầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và hồi phục, nhầm đảm bảo GDP bình quân trên đầu người không giảm quá thấp, lạm phát, lãi suất ngân hàng…ở mức tăng chấp nhận, góp phần khôi phục kinh tế, phát triển lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Từ đó cho thấy việc phát triển nền kinh tế số ngày càng trở nên quan trọng, trong đó có dịch vụ như gọi xe trực tuyến, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, thương mại điện tử, lĩnh vực nổi nhất trong gian đoạn này là thương mại điện tử trong đó có ngành bán lẻ và logistics. Báo Quân đội nhân dân online (2021) đã nêu Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025... với các mục tiêu và giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại điện tử tăng tốc. Cục thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã triển khai chương trình Gian hàng Việt trực tuyến trên 3 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là Tiki, Sendo và Voso, tạo một sân chơi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam”.
Từ đó cho thấy Việt Nam ngày càng chú trọng lĩnh vực thương mại điện tử, nhằm phát triển nền kinh tế toàn diện. Chính vì vậy, bài viết nhằm đánh giá thực trạng lĩnh vực thương mại điện tử để có cơ sở đề xuất kiến nghị góp phần phát triển kinh tế hậu covid tại Việt Nam.
2. Cơ sở lý thuyết
Nền kinh tế số: Theo IDTvietnam.vn, nền kinh tế số (còn được gọi là kinh tế web, kinh tế Internet hay kinh tế mới) là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Kinh tế số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để giúp cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử được dễ dàng hơn
Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.
Phát triển kinh tế: Theo kiến thức kinh tế của Vietnambiz (2019), phát triển kinh tế (Economic development) là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
Thương mại điện tử: Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet."
Như vậy, Thương mại điện tử là một lĩnh vực quan trọng, không thể thiếu trong nền kinh tế số, nó góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế trong giai đoạn hậu covid.
Trong phạm vi bài viết này tác giả sẽ tập trung phân tích trong lĩnh vực thương mại điện tử giai đoạn hậu covid và định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới.
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo từ Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019" của Google, Temasek và Bain; Tạp chí tài chính; Các báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh té số(Bộ Công thương), xu hướng phát triển thương mại điện tử marketingai.admicro.vn; bnews.vn… để phân tích đánh giá, cụ thể các số liệu về tình hình phát triển thương mại điện tử, nhìn nhận của chuyên gia về định hướng phát triển kinh tế số trong thời gian tới, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá về mức độ tiếp nhận, tình hình sử dụng công nghệ và hưởng ứng lĩnh vực thương mại điện tử của người dân Việt Nam.
4. Vai trò công nghệ trong đời sống của con người
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người trong thời đại ngày nay, Công nghệ giải quyết được tất cả các nhu cầu của con người từ cơ bản đến nâng cao. Covid-19 đã làm cho công nghệ không thể thiếu trong đời sống con người, Theo báo cáo e-Conomy SEA 2020 “Trung bình trên toàn khu vực Đông Nam Á, cứ 1 trong 3 người tiêu dùng dịch vụ kỹ thuật số mới sử dụng các dịch vụ này đều chịu tác động của Covid-19. Tại Việt Nam, có đến 41% người dùng mới tiếp cận sử dụng các dịch vụ digital (kỹ thuật số)và 94% người dùng bày tỏ ý địnhtiếp tục sử dụng loại hình này sau đại dịch”, 80% người dùng thừa nhận công nghệ rất hữu ích và không thể thiếu trong đời sống”. Điều này cho thấy tác động của dịch bệnh đến thói quen mua sắm cũng như sử dụng các dịch vụ trực tuyến rất lớn.
Khảo sát khu vực Đông Nam Á, trong giai đoạn dịch Covid-19, ta thấy ba nhóm dịch vụ dưới được người dân sử dụng nhiều nhất

Hình 1. Ba nhóm dịch vụ chính được sử dụng nhiều nhất: TMĐT, Di chuyển và thực phẩm, Online media
(Nguồn: Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company)
Tất cả các vấn đề trên ta thấy được việc sử dụng công nghệ trở nên thường xuyên và dần trở thành thói quen không thể thiếu của người dân ở các nước Asian trong đó có Việt Nam.
5. Thực trạng phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, lĩnh vực Thương mại điện tử thuộc nền kinh tế số phát triển vượt bậc trong những năm gần đây trên toàn cầu, Việt Nam cũng nằm trong làn sóng đó, dịch covid-19 thúc đẩy sự phát triển này lên một tầm cao mới, Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 của Google, Temasek Holdings và Bain & Company “trong khi các nền kinh tế Internet ở Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đang tăng ở mức 20% đến 30% hàng năm, tốc độ tăng trưởng ở Indonesia và Việt Nam đã tăng lên hơn 40% mỗi năm. Nguyên nhân đến từ sự gia tăng của người dùng trực tuyến trong khu vực từ khoảng 360 triệu (năm 2015) lên thành 100 triệu”. Điều này cho thấy, Việt Nam rất có tiềm năng trong lĩnh vực này trong tương lai. Trang này cũng cho biết Trong các lĩnh vực kinh doanh đang bùng nổ, thương mại điện tử được đánh giá là điểm sáng nhất, phát triển một cách nhanh nhất trong nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á. Ngành thương mại điện tử năm 2015 có tổng giá trị giao dịch 5 tỷ USD, hiện đang ở mức 38 tỷ USD. Con số này dự kiến tăng lên 150 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ tiếp tục tăng sau đó. Việt Nam là một nước phát triển rất nhanh ở lĩnh vực thương mại điện tử hiện tại và tương lai.
Ta có thể xem xét tổng quan thực trạng tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2020 “tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016 đến 2019 khoảng 30%, Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng năm 2020 tiếp tục duy trì ở trên mức 30% và đạt 15 tỷ USD”. Điều này minh chứng cho số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng tăng.
Tháng 5 năm 2020 ngay sau giai đoạn một của đại dịch lắng xuống, VECOM đã tiến khảo sát nhanh tác động của đại dịch và công bố báo cáo “Thương mại điện tử tăng tốc sau
Covid-19”. Báo cáo nhận định dịch Covid-19 nhanh chóng làm thay đổi thói quen mua sắm cuả người tiêu dùng.
Người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Trong giai đoạn cách ly cao điểm từ tháng hai đến tháng tư năm 2020, kênh mua sắm này trở thành kênh duy nhất để tiếp cận một số hàng hoá và dịch vụ.
Giai đoạn dịch Covid-19 lần thứ ba bùng phát khắp cả nước vào cuối tháng một
năm 2021 cận kề với ngày lễ lớn nhất năm là Tết Nguyên Đán Tân Sửu. Giãn cách xã
hội trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh khó khăn đó các doanh nghiệp một lần nữa thể
hiện sự năng động và tích cực triển khai kinh doanh trực tuyến. Dịch covid đã thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại điện tử, vực dậy nền kinh tế sau khủng khoảng vì dịch.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và
Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên
14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn
công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du
lịch trực tuyến giảm 28%. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai
đoạn 2020 – 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ
USD.
Năm 2021 thị trường Thương mại điện tử Việt nam đang chuyển mình có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ. Rất nhiều website thương mại điện tử được ra đời. Các quỹ đầu tư và tập đoàn thương mại điện tử nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web thương mại điện tử trong nước. Điều này làm cho thị trường Thương mại điện tử Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết, cuộc đấu tranh giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng gây gắt.

Hình 2. Kênh mua sắm thống trị
(Nguồn Marketingal.admicro.vn)
Qua hình trên ta thấy rằng các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt để tranh giành thị trường tại Việt Nam, Shopee đứng đầu chiếm 36% toàn thị trường thương mại điện tử bán lẻ.
Với những thành tích mà các sàn điện tử đạt được như trên cho thấy được số khách hàng sử dụng thiết bị kỹ thuật số để thực hiện các giao dịch trên rất lớn.
Theo báo cáo EBI, sau kháo sát những người lao động sử dụng thường xuyên thiết bị kỹ thuật số, đã cho ra bảng hình 2

Hình 3. Người lao động thương xuyên sử dụng các nền tảng như: zalo, facebook, Viber, WatsApp, Skyper… qua các năm
(Nguồn: EBI chỉ số thương mại điện tử 2021)
Đặc biệt năm 2020 số người lao động sử dụng các ứng dụng tăng 62%, trong thời gian dịch bệnh, người lao động không có việc làm và sử dụng thời gian nhàn rỗi để giải trí và mua sắm online, làm cho tỷ lệ người sử dụng các công cụ trên tăng. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, (2020) “36% số người được hỏi cho biết sử dụng Internet từ 3-5 giờ đồng hồ mỗi ngày. Máy tính xách tay và điện thoại di động tiếp tục là phương tiện phổ biến nhất được người truy cập Internet sử dụng, với tỷ lệ tương ứng là 75% và 65%”.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán-Ngân hàng Nhà nước, cũng đưa ra các con số thống kê cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt được “hưởng lợi” sau thời kỳ Covid-19, “thanh toán qua kênh điện thoại di động của toàn ngành ngân hàng tăng 198,8% về số lượng và 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh Internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% giá trị”.
Covid-19 đã làm thay đổi thói quen và nhận thức của người dân, để bảo vệ mình và người khác thì vấn đề giao dịch và thanh toán trực tuyến là vấn đề cần thiết.
Theo Nielsen(2020), “dịch corona dẫn đến thói quen sinh hoạt và tiêu dùng bị tác động đáng kể. Cụ thể, 47% người Việt đã thay đổi thói quen ăn uống, trong khi 60% số đó đã thay đổi các hoạt động giải trí vui chơi. 70% người Việt đã xem xét lại kế hoạch du lịch của mình và 44% trong số đó cảm thấy nguồn thu nhập của họ đã bị ảnh hưởng”.
Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, việc mở rộng các kênh bán hàng trực tuyến là nội dung nằm trong kịch bản đối phó dịch bệnh Covid-19 mà Bộ Công Thương đưa ra.
Qua việc phân tích tình hình thương mại điện tử trong thời gian hậu covid, ta thấy rằng, dịch bệnh đã tạo đà phát triển cho lĩnh vực thương mại điện tử tại nước ta, từ một nước đang từng bước làm quen dần với lĩnh vực này thì bây giờ người dân đã quen với việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số phục vụ cho đời sống của họ và qua khảo sát trên họ cũng sẽ sử dụng nó khi ngưng dịch.
Thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đang phát triển trong thời gian gần đây, cụ thể như Alibaba, những doanh nghiệp này vào Việt Nam họ mang theo những kế hoạch chiến lược nhầm đưa thương mại điện tử Việt Nam lên một tầm mới, Người dân trong nước có thể mua, bán hàng từ các nước trên thế giới một cách dễ dàng. Tạp chí công thương, (2021) có bài viết “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Xu hướng nhiều lợi ích” có Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Alibaba.com là một trong những kênh Thương mại điện tử uy tín toàn cầu với hơn 260 triệu nhà mua hàng trên phạm vi 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô kinh doanh và bán hàng tới khách hàng trên toàn thế giới. Việc hợp tác với các đối tác lớn như Alibaba.com để triển khai các giải pháp tổng thể về xúc tiến thương mại và hỗ trợ xuất khẩu đã và đang mang đến cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài. “Bộ Công Thương với đầu mối là Cục Xúc tiến thương mại luôn sẵn sàng phối hợp với các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng thành công trên Alibaba.com, hướng tới tương lai phát triển kinh tế bền vững thông qua xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới”.
Với những thành tựu mà lĩnh vực thương mại điện tử mang lại đã góp phần rất lớn trong quá trình phục hồi nền kinh tế hậu covid, Bà Nguyễn Thị Hương (2021) Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, “tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I-2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I-2020, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 ở một số địa phương”.
Cùng với sự hát triển lĩnh vực bán lẻ trong thương mại điện tử thì các dịch vụ logistic cũng phát triển theo, dịch vụ giao hàng là 1 trong các bước rất quan trọng của quy trình bán hàng hoá trong thương mại điện tử, trong giai đoạn covid nó đóng vai trò lớn trong vận chuyển. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, nhằm tạo thuận lợi cho dịch vụ giao hàng gắn với thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã xây dựng giải pháp tổng thể cho hệ thống sàn giao dịch dịch vụ logistics giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp chủ hàng theo xu thế diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19.
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, với tác động của dịch Covid-19, khoảng 15% doanh nghiệp giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ hậu cần trong nước và quốc tế từ 10 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử phát triển, trong đó ngành bán lẻ và logistics nổi trội, đã và đang phát triển không ngừng, dịch bệnh là bước đệm tốt cho lĩnh vực này, nhờ đó mà kinh tế Việt Nam không rơi vào khủng khoảng, Trước tình hình dịch bệnh còn đang phức tạp trên toàn cầu, nhà nước và nhân dân chung tay phát triễn bềnh vững nến kinh tế số, tránh việc phát triển lạc hướng, tiêu cực. Lĩnh vực này sẽ giúp cho nhà nước hoàn thành được mục tiêu kép trong trong thời gian tới, chống dịch và phát trển kinh tế.
5. Kết luận
Hoạt động thương mại điện tử Việt đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong những giai đoạn vừa qua cụ thể trên các lĩnh vực bán lẻ, giao dịch không tả tiền mặt… góp phần tích cực phát triển và vực dậy nền kinh tế sau dịch Covid, góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, còn có một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở đó, để góp phần phát triển lĩnh vực thương mại điện tử hơn nữa bài viết nêu một số kiến nghị như sau:
Đối với người tiêu dùng:
Các tổ chức cần có chính sách bảo vệ người tiêu dùng, nhầm đảm bảo quyền lợi khách hàng, giá trị hàng hoá phù hợp với túi tiền họ bỏ ra.
Người tiêu dùng cần cảnh giác với hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên môi trường Internet, bằng cách tải ứng dụng kiểm tra xuất xứ hàng hoá, chỉ nhận hàng khi đúng sản phẩm, đúng doanh nghiệp.
Người tiêu dùng cần mua hàng ở những trang web uy tín, có đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng và đã được nhà nước cấp phép hoạt động kinh doanh, có thông tin liên lạc rõ ràng như địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế. Người tiêu dùng cần đề phòng, cảnh giác với những trang web, tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo các dịch vụ, sản phẩm với giá thấp hoặc khuyến mãi lớn. Cần thận trọng với những yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (họ tên, số điện thoại, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng...) từ những trang web lạ, để tránh bị đánh cắp thông tin tài chính.
Đối với các doanh nghiệp:
Nhà nước cần có những quy định rõ ràng nhầm hạn chế việc không nộp thuế để tránh thất thoát thuế của nhà nước
Nhà nước cần quả lý chặt và xử lý nghiêm những đối tượng mua tên miền và đặt máy chủ tại nước ngoài, thanh toán thông qua thẻ tín dụng mà không thông qua công ty cung cấp dịch vụ máy chủ ở Việt Nam, cố tình che giấu thông tin, không có địa chỉ, điện thoại hay thông tin liên lạc.
Các tổ chức cần ứng dụng công nghệ để check mã vạch, truy xuất nguồn gốc hàng hoá để người dùng an tâm hơn khi mua hàng online.
Nhà nước cần nâng cao năng lực quản lý, có các giải pháp xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin của khách hàng trong thương mại điện tử.
Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, canh tranh công bằng, loại bỏ những doanh nghiệp trá hình làm ảnh hưởng đến lĩnh vực thương mại điện tử.
Các tổ chức ngân hàng kết hợp với doanh nghiệp đưa ra các biện pháp nhầm khuyến khích người dân sử dụng hệ thống thanh toán điện tử, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.
Lĩnh vực logistist nhà nước cần quan tâm hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước, quản lý chặt để hạn chế đưa rác thải công nghiệp vào đất nước làm ô nhiễm môi trường sống, hàng hoá kém chất lượng, chất cấm…. Đồng thời đầu tư cải tiến phương tiện vận chuyển sao cho an toàn, hiện đại và tiết kiệm.
Nhà nước cần chú trọng trong khâu quản lý, cần đưa ra những luật định chặt chẽ, rõ ràng và dành riêng cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử Việt Nam trong đó có bán lẻ và vận chuyển hàng hoá. Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế bềnh vững, đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển và vươn ra thế giới, góp phần làm cho kinh tế xã hội đất nước ngày càng hoàn thiện và văn minh.
Tài liệu tham khảo
- Báo Quân đội nhân dân online(2021), Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, truy cập ngày 21/04/2021.
- https://unitrain.edu.vn/kinh-te-so-la-gi/. Truy cập ngày 21/12/2019.
- MarketingAl, 2020, https://marketingai.admicro.vn/bao-cao-e-conomy-sea-2020-phuc-hoi-va-bat-da-tang-truong-than-toc-bat-chap-covid-19/, truy cập ngày 14/4/2021.
- MarketingAl, 2020, https://marketingai.admicro.vn/bao-cao-tong-quan-xu-huong-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nam-2020, truy cập ngày 14/4/2021.
- Msn.new,2021, https://www.msn.com/vi-vn/news/world/thanh-to%c3%a1n-kh%c3%b4ng-d%c3%b9ng-ti%e1%bb%81n-m%e1%ba%b7t-t%c4%83ng-t%e1%bb%91c-nh%e1%bb%9d-%e2%80%9cc%c3%ba-h%c3%adch%e2%80%9d-mang-t%c3%aan-covid/ar-BB15pGUj, truy cập ngày 21-04-2021.
- Nguyễn Thị Hương (2021), https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/gdp-quy-i-nam-2021-cua-viet-nam-tang-4-48-655422, truy cập ngày 15/4/2020.
- Econmmerce,2021,http://ecommerce.gov.vn/thuong-mai-dien-tu/tin-tuc/khai-niem-thuong-mai-dien-tu, truy cập ngày 22/04/2021.
- EBI,2021,https://drive.google.com/file/d/17vAxGS2Yp81efF3lE6jWRn5_4qLQESbL/view, truy cập ngày 22/04/2021.
- Tạp chí công thương, 2021, https://congthuong.vn/thuong-mai-dien-tu-xuyen-bien-gioi-xu-huong-nhieu-loi-ich-153664.html, truy cập ngày 22-04-2021.
- Trang kinh tế báo tin tức, 2021, https://baotintuc.vn/kinh-te/thuong-mai-dien-tu-tim-co-hoi-trong-kho-khan-20200501074922649.htm, truy cập ngày 22-04-2021.
- Thời báo thài chính Viện Nam, 2020, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-11-12/ung-pho-voi-covid-19-cho-hoat-dong-logistics-o-viet-nam-95130.aspx, truy cập ngày 22-04-2021.
- Tạp chí tài chính online, 2021, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuong-mai-dien-tu-trong-phat-trien-kinh-te-tai-viet-nam-330340.html, truy cập ngày 22-04-2021.
- Vietnambiz, 2021, https://vietnambiz.vn/phat-trien-kinh-te-economic-development-la-gi-moi-lien-he-giua-tang-truong-va-phat-trien-kinh-te-20190822155938268.htm, truy cập ngày 22/04/2021
- Vnexpress, 2019, https://startup.vnexpress.net/tin-tuc/xu-huong/kinh-te-internet-dong-nam-a-se-vuot-moc-100-ty-usd-4017369.html, truy cập ngày 22/04/2021.