TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID -19 ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XOÀI TẠI XÃ TÂN THUẬN TÂY, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

line
31 tháng 05 năm 2022

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID -19

ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XOÀI TẠI XÃ TÂN THUẬN TÂY,

THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Tác giả: ThS. Cao Thị Thanh Trúc, ThS. Lưu Hoàng Giang - Giảng viên Khoa Kinh Tế - Quản Trị

 Tóm tắt

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tiêu thụ nông sản ở Việt Nam nói chung và ở Tỉnh Đồng Tháp nói riêng, đặc biệt là tiêu thụ xoài ở Tỉnh Đồng Tháp. Ban lãnh đạo Tỉnh đã tìm hướng cho nông sản bằng việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh với các hệ thống phân phối, doanh nghiệp, chợ, điểm bán nông sản trong và ngoài nước. Do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19 làm cho việc tiêu thụ trái cây chịu tác động khá lớn, xoài Đồng Tháp là một trong năm ngành hàng nông sản chủ lực của Tỉnh cũng không thoát khỏi tình cảnh ảm đạm, “bí đầu ra”, mặc dù giá của loại trái cây này đã chạm đáy. Qua tổng hợp các tư liệu và số liệu thống kê, bài viết phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến tình hình tiêu thụ xoài của Tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để đảm bảo đầu ra của nông sản xoài cho các hộ nông dân tại Tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Từ khoá: xoài, tiêu thụ, Covid-19, xã Tân Thuận Tây, TP.Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.

Abstract

The complicated situation of the Covid-19 pandemic has seriously affected the consumption of agricultural products in Vietnam in general and in Dong Thap Province in particular, especially mango consumption in Dong Thap Province. The provincial leadership has found directions for agricultural products by supporting the connection of agricultural product consumption by enterprises, cooperatives, and production households in the province with distribution systems, businesses, markets, and points of sale. agricultural products at home and abroad. Due to the general influence of the Covid-19 epidemic, which makes fruit consumption suffer quite a lot, Dong Thap mango is one of the five key agricultural products of the province that cannot escape the gloomy situation. out”, even though the price of this fruit has bottomed out. By synthesizing documents and statistics, the article analyzes the impact of the Covid-19 pandemic on the mango consumption of Dong Thap Province. From there, propose a number of solutions to ensure the output of mango agricultural products for farmers in Dong Thap Province during the Covid-19 pandemic.

Keywords: mango, consumption, Covid-19, Tan Thuan Tay commune, Cao Lanh city, Dong Thap province.

 

1. Mở đầu

Theo thống kê, đến ngày 27/08/2021 thế giới ghi nhận 215.506.202 ca mắc, 4.489.046 người tử vong. Tại Việt Nam, số ca nhiễm là 392.938 ca. Mỗi ngày, các nước số ca mắc tăng nhanh nên ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu giữa các nước1.[1]

Dịch Covid-19 đã xuất hiện từ cuối năm 2019, nó ảnh hưởng to lớn đến tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng là một nước cũng chịu ảnh hưởng nhiều của đại dịch Covid-19 nói chung và ảnh hưởng đến vấn đề xuất khẩu nói riêng, đặc biệt là xuất khẩu xoài ở xã Tân Thuận Tây, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Bài viết tổng hợp những thông tin và phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến đầu ra xoài ở xã Tân Thuận Tây, Thành phố Cao Lãnh và từ đó đề xuất một số đề xuất để đảm bảo đầu ra cho nông sản xoài tại địa phương.

2. Thực trạng đầu ra về xoài ở xã Tân Thuận Tây, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong đại dịch Covid-19

Xoài là một trong những nông sản chủ lực của địa phương nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tiêu thụ và xuất khẩu sang các nước đặc biệt là sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do các cửa khẩu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có lúc tạm đóng cửa dẫn đến sức mua giảm, giá cả giảm xuống rất nhiều.

Theo thông tin từ nhiều nhà vườn trồng xoài, từ trước đến giờ chưa khi nào nông dân lại rơi vào cảnh lao đao khi giá xoài giảm sâu và lâu thế này. Dẫn chứng, ở xã Tân Thuận Tây, Thành phố Cao Lãnh như sau trước khi dịch bệnh xảy ra xoài có giá từ 18.000 – 22.000 đồng/1 kg, từ khi Thành phố Hồ Chí Minh các chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, nông sản Thủ Đức) dịch bệnh xảy ra ảnh hướng đến giá xoài nói chung (xuống 10.000 – 15.000 đồng/1 kg). Sau khi các tỉnh đồng bằng song Cửu Long có dịch bệnh xoài xuống giá liên tục (hiện nay còn 4.000 – 4.500 đồng/1 kg). Với giá này, nhà vườn coi như lỗ trắng tay, bởi theo tính toán, trừ tiền phân thuốc, công bao trái, thu hoạch, giá bán phải từ 10.000 đồng trở lên thì nhà vườn mới có lãi.

Mặt khác, thời gian năm nay giá giảm sâu khó ngờ, đợi giá thì không được vì xoài chín cây tỷ lệ hao hụt càng lớn, càng khó tìm thương lái, người trồng càng lỗ nặng. Tình cảnh bi đát này cũng tác động đến các hộ cá thể tham gia hợp tác xã tiêu thụ xoài, mặc dù giá bao tiêu đã cao hơn giá thị trường và đảm bảo theo kế hoạch. Nguyên nhân là do các chợ tạm ngừng hoạt động; đường vận chuyển hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn do trạm, chốt mộc lên làm ảnh hưởng quá trình lưu thông hàng hoá (chi phí tăng cao); các doanh nghiệp chế biến từ nông sản xoài tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch (3 tại chỗ); hàng xuất khẩu từ xoài tươi qua Trung Quốc và thị trường khó tránh bị đứt đoạn (do ảnh hưởng Covid-19 một số nước như Nhật, Úc, Nga, …; do áp dụng chỉ thị 16 của chính phủ (nhà ai nấy ở, xã, huyện, tỉnh, Thành phố) làm ảnh hưởng tiêu thụ hàng hoá. …

Hạn chế rất lớn ở xã hiện nay là do đầu ra của xoài không có. Tuy nhiên xã nói riêng, thành phố Cao Lãnh nói chung đã dưa ra rất nhiều giải pháp để có thể kết nối từ doanh nghiệp đến hợp tác xã à vựa xoài à người tiêu dùng trên toàn quốc. Theo ước tính trong tháng 9/2021 sản lượng xoài tại địa phương vẫn ứ đọng hơn 100 tấn xoài cát chu chưa có đầu ra chưa kể những tháng tiếp theo, …nếu tình hình dịch Covid-19 chưa chấm dứt.

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu, tỉnh Đồng Tháp đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”: vừa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu. Chủ động điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu, xác định lại thị trường tiêu thụ, tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tiêu thụ ở cả 3 thị trường: trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu; trong đó, xác định thị trường trong nước là thị trường tiêu thụ chính.

3. Một số đề xuất cho đầu ra xoài ở xã Tân Thuận Tây, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ dịch Covid-19

Từ thực tế cho thấy, sản lượng tiêu thụ xoài tại địa phương đang còn tồn đọng rất nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì vậy, việc tìm đầu ra cho nông sản này là vấn đề cần phải giải quyết để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm nông sản xoài tại địa phương. Dưới đây là một số đề xuất cho đầu ra xoài tại địa phương như sau:

Thứ nhất, hợp tác xã cần hoạt động tốt khâu liên kết đầu vào đầu ra để giảm giá thành, đầu ra liên kết với doanh nghiệp chế biến. Đặc biệt, hiện nay hợp tác xã phải trao đổi với bưu điện tỉnh để ký hợp đồng liên kết tiêu thụ toàn quốc.

Thứ hai, tăng cường kết nối doanh nghiệp chế biến từ sản phẩm xoài, tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ, Vietgap, globalgap, … đảm bảo chất lượng. Vận động tham gia các mô hình (tổ hợp tác, hợp tác xã, hội quán) để liên kết đầu ra, đầu vào.

Bên cạnh đó, vận động nông dân tham gia thủ tục đủ pháp lý để khi hết dịch bệnh đủ điều kiện xuất khẩu xoài đi các nước (mã vùng, mã vạch, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu,…). Về mặt Marketing thì thành lập nhóm alo kết nối tiêu thụ sản phẩm ở xã, ở thành phố, ở tỉnh.

Mặt khác, do tình hình Covid-19 hiện nay đang diễn biến phức tạp, giao thương biên mậu hạn chế, trong khi xoài không phải là mặt hàng thiết yếu, cung lại vượt cầu nên giá thị trường xuống thấp là điều hiển nhiên. Về lâu dài, để trái xoài phát triển bền vững rất cần đẩy mạnh chế biến, thay vì chỉ bán thô, xuất khẩu tươi như hiện nay. Các bộ, ngành, trung ương, tỉnh, thành phố hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp tiếp tục đến xã thu mua chế biến hàng xoài.

Đồng thời, ưu tiên luồng xe vận chuyển hàng nông sản đặc biệt cụ thể ở từng địa phương (hiện nay còn bất cập xe vào, ra còn chưa cụ thể) vận chuyển hàng gặp khó khăn. Có chính sách hỗ trợ cho nông sản thật cụ thể (từ doanh nghiệp đến nông dân). Tăng cường kiểm tra hàng vật tư nông nghiệp, bình ổn giá vật tư nông nghiệp để nông dân thúc đẩy sản xuất. Hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp và nông dân bị rủi ro để thúc đẩy sản xuất. Tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thúc đẩy các mô hình có hiệu quả, quảng bá thương hiệu ngành xoài, …

4. Kết luận

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải đặt mình ở vị trí luôn luôn linh hoạt, vận động, tìm ra giải pháp để vừa chống chịu, vừa đứng vững hơn, chứ không phải chỉ đặt ra một kế hoạch với những con số đơn thuần. Các địa phương phải tiếp tục xây dựng phương án cụ thể, tránh để tình trạng ứ đọng nông sản cục bộ. Các hiệp hội, ngành hàng phát huy vai trò, phối hợp với ngành chức năng để thông tin kịp thời và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai ở các địa phương.

Do tình hình lây lan của dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp trên diện rộng nên đòi hỏi các bộ, ngành, trung ương, tỉnh, thành phố hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp tiếp tục đến xã thu mua chế biến hàng xoài.

Tài liệu tham khảo

  1. https://ncov.moh.gov.vn/
  2. http://www.baodongthap.vn/
  3. https://dongthap.gov.vn/
  4. https://vimed.org/dich-virus-corona-Covid-19  -7974.html
  5. https://baoninhbinh.org.vn/ban-giai-phap-thuc-day-tieu-thu-nong-san-trong-dieu-kien/d20210514145115648.htm
  6. https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/ket-noi-tieu-thu-xuc-tien-xuat-khau-nong-san-thuy-san-san-pham-chan-nuoi-khu-vuc-nam-bo-va-tay-nguyen.htm