THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG HẬU COVID 19

line
11 tháng 10 năm 2023

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG HẬU COVID 19

Th.S. Nguyễn Thái Dung

TÓM TẮT

Ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lâm Đồng, hàng năm ngành du lịch đóng góp lớn vào GRDP của tỉnh (38,8%), góp phần tạo và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Nhận biết được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối sự phát triển ngành du lịch, trước và sau dịch Covid 19 tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều hành động nhằm nâng cao cả về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, những nỗ lực này đã có những kết quả tích cực. Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng chung nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành du lịch, quản lý của nhà nước và các định hướng trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, những kết quả đạt được, những tồn tại nghiên cứu đã đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Từ khóa: Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, Lâm Đồng.

Abstract

The tourism industry is one of the key economic sectors of Lam Dong province, annually the tourism industry makes a great contribution to the province's GRDP (38.8%), contributing to creating and creating jobs for many local workers. direction. Recognizing the important role of human resources in the development of the tourism industry, before and after the Covid-19 epidemic, Lam Dong province has taken many actions to improve both the quantity and quality of local human resources. These efforts have had positive results. However, it has not yet met the demand and is not commensurate with the tourism potential of Lam Dong province. Based on the analysis of the general situation of human resources, human resources in the tourism industry, state management and orientations in the development of human resources in the tourism industry in Lam Dong province, the results achieved, the In the study, some recommendations were made to develop tourism human resources in Lam Dong province.

Key words: Human resources, human resource development, tourism, Lam Dong.

 

Đặt vấn đề

Du lịch được xem như ngành công nghiệp không khói và có đóng góp lớn trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Ngành du lịch của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng qua hang năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm và được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất trên thế giới [4]. Tại Lâm Đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP đạt khá cao, bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 8,0% (Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 11,2%) [23]. Trong thời kỳ hội nhập, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, nguồn thu từ du lịch cũng ngày càng lớn đã thu hút rất nhiều thành phần kinh tế tham gia vào du lịch. Năm 2021 Tỷ trọng ngành Du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 38,8% [17].

Trong thời kỳ hội nhập, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, nguồn thu từ du lịch cũng ngày càng lớn đã thu hút rất nhiều thành phần kinh tế tham gia vào du lịch. Nhưng khi dịch Covid-19 xảy ra, nền kinh tế của Việt Nam đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam, giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 9,28% [26].

Dịch Covid-19 làm cho nhiều người thất nghiệp, theo số liệu Tổng cục Thống kê thì trong quý II năm 2021, khoảng 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên đã bị mất việc làm, tạm nghỉ, giảm giờ làm, hoặc giảm thu nhập. Quy mô lực lượng lao động giảm 0,7% trong khi có thêm 1,6% người lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong quý II năm 2021 so với quý II năm 2019 [13].  Năm 2022-2023 ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19 nhưng nguồn nhân lực Việt Nam hậu Covid sụt giảm tới hơn 70% [7]. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2020, các doanh nghiệp trong ngành du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Trong năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, 10% lao động làm việc cầm chừng [7].

Tại Lâm Đồng, Tổng điểm số PCI năm 2020 giảm 1,8 điểm và giảm 1 bậc so với năm 2019, có 05 chỉ số giảm điểm trong đó chỉ số đào tạo lao động giảm 0,7 điểm, giảm 10 bậc [29]. Tính đến ngày 30/8/2021, số liệu từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh có 1.550 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, tập trung chủ yếu thuộc các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, giáo dục [5].

Tóm lại, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng tăng nhanh nhưng chất lượng đội ngũ lao động chưa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của ngành, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch đang là thách thức lớn và là vấn đề cấp bách của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Một số khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực

Theo David Begg et al. (2008), nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Đồng thời, kiến thức mà con người tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất là mấu chốt giúp tạo ra của cải, tài sản cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chính họ [3].

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì phát triển nguồn nhân lực là việc con người có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như những thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người.

Theo UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) – Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc, khái niệm phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp là sự phát triển kỹ năng lao động và sự đáp ứng yêu cầu của việc làm.

Nói cách khác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch là việc tăng trưởng cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong ngành du lịch, tạo ra cơ cấu nguồn lực phù hợp.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng trước và sau Covid 19

Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 978.334ha, trong đó đất nông nghiệp là 354.120 ha chiếm 36,19% đất tự nhiên, đất rừng là 518.068 ha chiếm 52,95%, là tỉnh có ngành du lịch phát triển với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú. Với nhiều lợi thế thiên nhiên ban tặng và sức sáng tạo của con người cùng văn hóa bản địa đặc sắc Lâm Đồng đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Lâm Đồng nằm giữa ba vùng lãnh thổ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế: Tây Nguyên có tiềm năng và thế mạnh nhất cả nước về phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, dâu tằm, điều, tiêu...và du lịch sinh thái; Duyên hải Nam Trung Bộ giàu tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển và du lịch; Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế năng động, lớn nhất cả nước. Vị trí địa lý địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho Lâm Đồng liên kết hợp tác phát triển kinh tế với các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước

 

Bảng 1. Biến động dân số tỉnh Lâm Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Nghìn người

%

Nghìn người

%

Nghìn người

%

Nghìn người

%

1.Dân số

1.189,30

100

1.299,30

100

1.309,79

100

1.321,84

100

1.1. Phân theo giới tính

- Nam

597,30

50,22

654,30

50,36

659,56

50,36

665,68

50,36

- Nữ

592,00

49,78

645,00

49,64

650,23

49,64

656,16

49,64

1.2. Phân theo khu vực

- Thành thị

450,40

37,87

509,00

39,17

514,21

39,26

519,10

39,27

- Nông thôn

738,90

62,13

790,30

60,83

795,59

60,74

802,74

60,73

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ bảng 1, chúng ta có thể thấy dân số của tỉnh trong giai đoạn 2009 - 2019 khá cao, năm 2009 là 1.189,30 nghìn người, năm 2019 là 1.299,30 nghìn người, tăng 110 nghìn người (tương ứng với tăng 9,25% so với năm 2009). Xét về cơ cấu giới tính trong tổng dân số trong giai đoạn qua thì giới tính nam nhiều hơn giới tính nữ, tỷ trọng dân số thành thị có xu hướng tăng nhiều hơn so với nông thôn (thành thị năm 2019/2009 tăng 13,01%, nông thôn 2019/2009 tăng 6,96%). Riêng năm 2020 và năm 2021 so với năm 2019 cũng có sự biến động dân số, cụ thể: về dân số năm 2020/2019 tăng 10,49 nghìn người, 2021/2019 tăng 22,54 nghìn người; về cơ cấu giới tính trong tổng dân số thì giới tính nam nhiều hơn giới tính nữ, tỷ trọng dân số thành thị có xu hướng tăng nhiều hơn so với nông thôn.

Kết quả bảng 2 cho thấy cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tỉnh Lâm Đồng cũng tăng lên đáng kể, năm 2009 là 668,20 nghìn người, năm 2019 tăng lên 770,10 nghìn người tương ứng với tăng 101,9 nghìn người (tăng 15,25% so với 2009). Xét về tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số của năm tăng 54,9% năm 2009, 58,8% năm 2019 nhưng năm 2020 và 2021 tốc độ tăng lao động so với tổng dân số có xu huongs giảm còn 58,26% năm 2020, 58,14% năm 2021. Xét về tỷ lệ lao đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo thì năm 2009 tăng 11,7%, năm 2015 là 15,2%, năm 2019 là 16,17%, riêng năm 2020 và 2021 có số lao động qua đào tạo tăng đáng kể, đây là kết quả tích cực khi tỉnh Lâm Đồng đã có định hướng chính sách để nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động của địa phương sau dịch Covid 19, cụ thể: năm 2020 tăng 18,5%, năm 2021 tăng 20,49%.

Bảng 2. Biến động lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tỉnh Lâm Đồng

 

ĐVT

2009

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Lực lượng lao động

Nghìn người

668,20

712,40

719,80

733,60

748,80

770,10

770,03

778,90

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số

%

54,90

56,00

56,10

56,70

57,50

58,80

58,26

58,14

Tỷ lệ lao đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

%

11,70

15,20

15,20

15,00

16,60

16,70

18,50

20,49

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ bảng 3 ta thấy cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2019 có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành công nghiệp- xây dựng và tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33,19% năm 2015 lên 40,40% năm 2020; nông, lâm, thủy sản giảm từ 49,55% năm 2015 xuống còn 40,30% năm 2020; công nghiệp - xây dựng tăng từ 17,26% năm 2015 lên 19,39% năm 2020. Nhưng từ năm 2020 đến nay, dưới tác động của Covid-19 cơ cấu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng có sự thay đổi mạnh mẽ.

Trong năm 2020, tỉnh Lâm Đồng có 16.420 người thiếu việc làm (tỷ lệ là 2,08%); trong đó, tỷ lệ thất nghiệp là 0,96% (tăng 0,22% so với cuối năm 2019), toàn tỉnh có 7.617 người thất nghiệp [16].

Bảng 3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng

 

ĐVT: %

Năm

2015

2017

2019

2020

2021

2022

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

49,55

47,49

43,7

40,30

41,09

38,62

II. Công nghiệp – xây dựng

17,26

17,32

19,00

19,30

20,03

20,38

III. Dịch vụ

33,19

35,19

37,3

40,40

38,88

41,00

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng các năm 2009 - 2019;

               Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng

Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng bị ảnh hưởng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này thể hiện rõ ở bảng 3, tỷ trọng dịch vụ giảm xuống còn 38,88% năm 2021 (năm 2020 là 40,40%), tỷ trọng dịch vụ giảm xuống đồng nghĩa với việc có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh liên quan đến du lịch phải đóng cửa hay đóng cửa tạm thời, rất nhiều người lao động thuộc ngành dịch vụ là ngành du lịch bị thất nghiệp. Năm 2021 có 17.851 người thiếu việc làm (tỷ lệ là 2,26%), tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm là 1,51% (tương đương với 11.926 người thất nghiệp) [10]. Năm 2022, tỉnh Lâm Đồng có khoảng 793.446 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động gồm 793.466 người có việc làm và 4.814 người thất nghiệp [11].

Tỉnh Lâm Đồng hiện nay có 2 trường đại học, 4 trường cao đẳng đào tạo nhân lực cho ngành du lịch từ bậc phổ thông lành nghề đến đại học; hằng năm, cung cấp hơn 600 cử nhân và khoảng 1.500 lao động trung cấp, sơ cấp. Theo đánh giá của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, hệ thống các trường đào tạo về du lịch tại Đà Lạt – Lâm Đồng đã cơ bản đáp ứng khả năng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực DL [19].

Giai đoạn 2016-2019, lượt khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng đều mỗi năm với mức tăng trưởng bình quân là 8,9%; lượt khách qua lưu trú tăng bình quân 11,9%; khách quốc tế chiếm 10,1% tổng số khách qua lưu trú [17]. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển du lịch của Lâm Đồng, nó được xem như ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, không những có tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) mà còn góp phần tạo việc làm cho rất nhiều lao động của địa phương. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), năm 2018 nguồn nhân lực du lịch của Lâm Đồng đa phần còn rất trẻ, ở độ tuổi lao động từ 18 - 35 chiếm hơn 60% tổng số lao động trực tiếp phục vụ du lịch, phù hợp với đặc điểm của ngành. Có khoảng 11.200 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành Du lịch Lâm Đồng (lĩnh vực lưu trú 7.600 người; lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển hành khách 1.350 người; tại các điểm du lịch 2.220 người... Trong đó có 77% số lao động trực tiếp đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ) [15].

Sau khi đại dịch Covid xảy ra vào cuối năm 2019 đã tác động lớn đến nền kinh tế và ngành du lịch của Lâm Đồng, nên khách du lịch đến Lâm Đồng giảm mạnh, đặc biệt là khách quốc tế, làm cho doanh thu du lịch lữ hành giảm từ 54,60 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 17,04 tỷ đồng năm 2020 (giảm 69% so với năm 2019). Sau nhiều đợt giãn cách xã hội thì doanh thu du lịch lữ hành ước tính giảm mạnh năm 2021 (giảm còn 0,40 tỷ đồng), tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh đến cuối năm 2021 đạt 38,8% [24; 25].

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều lao động ngành du lịch phải nghỉ không lương, mất việc. Có thể nhận định chung năm 2020 tình hình giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn và thiếu ổn định, số người thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Đối với lao động đang làm việc ở khu vực III (dịch vụ), chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, dẫn đến tỷ trọng lao động giảm 1,2% so cùng kỳ, tương đương với số lượng lao động giảm là 10,8 nghìn người vào năm 2021 [12]. Cụ thể, Tháng 09/2020 dưới tác động nghiêm trọng của Covid 19, hiện tượng cắt giảm lao động đã bắt đầu diễn ra trên diện rộng. Ở đợt dịch lần đầu trong năm 2020, phần lớn DN đều cố gắng giữ người lao động, không sa thải lao động nhưng ở đợt dịch thứ 2 đã có sự biến động về lực lượng lao động. Khu vực dịch vụ có tỷ lệ lao động nghỉ việc không lương và giãn việc cao nhất lần lượt là 8,62% và 13,36%, tập trung chủ yếu ở các ngành: dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải, giáo dục, đào tạo, nghệ thuật, vui chơi, giải trí. [8].

Trước tình hình nhiều lao động thất nghiệp, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết việc làm cho lai động, đặc biệt là khối ngành dịch vụ, du lịch, năm 2020, tỉnh Lâm Đồng có khoảng 21.117 người được giải quyết việc làm (trong đó, lao động dịch vụ là 3.801 người) [9]. Số lượng lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng tính đến năm 2020 khoảng 13.000 lao động (lưu trú 9.000 người; lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách 1.550 người; khu, điểm du lịch 2.420 người; cơ quan quản lý về du lịch là 30 người); với khoảng 80% số lao động trực tiếp đã được đào tạo - bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ, 60% tổng số lao động trực tiếp phục vụ tại các cơ sở kinh doanh du lịch có độ tuổi từ 18 – 35 [2; 27]

Từ khi triển khai hiệu quả Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, bảo đảm mục tiêu công tác phòng, chống dịch, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” từ đó ngành du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, vận tải, …vượt khó khăn, ổn định và đã hồi phục, tạo thêm nhiều việc làm trong quý I/2022. So với quý IV/2021 tỷ trọng lao động khu vực III đã tăng lên 0,7%, tương đương với số lao động có việc làm tăng 5,8 nghìn người [12].

Nghị quyết số 08-NQ/TW Ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực như nhà nước có chính sách thu hút đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hoá và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động ngành Du lịch [1].

Cùng với xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và yêu cấp cấp thiết cho phát triển nguồn nhân lịch du lịch, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU “Về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015” và “Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.

Để thực thi nhiệm vụ trên, các công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng và tổ chức thường xuyên, cụ thể theo nội dung Quyết định 1499/QĐ-UBND Lâm Đồng 2017 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch như sau:

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách; đồng thời giúp các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những quy định mới của pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch, vừa qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã tổ chức khóa đào tạo nâng cao kiến thức về nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ quản lý, lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như khóa Tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017; Khóa Tập huấn nghiệp vụ cho Hướng dẫn viên du lịch thể thao mạo hiểm năm 2017

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Đà Lạt tổ chức khóa bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn tại điểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019 Từ ngày 07-09/5/2019. Thông qua các bài thực hành giới thiệu về khu, điểm du lịch, học viên đã được rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp trong công tác; cũng như được giảng viên chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế và phương pháp khắc phục nhược điểm của hướng dẫn viên trong quá trình thuyết minh, hướng dẫn thông qua các bài tập giải quyết tình huống [20].

Cuối năm 2019, dịch Covid 19 diễn ra làm cho nhiều người lao động trong ngành du lịch thiếu việc làm, mất việc hay công việc không ổn định, tỉnh Lâm Đồng đã có hành động để khuyến khích, duy trì nhân lực cho ngành du lịch, cụ thể:

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, riêng đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có 21 người được hỗ trợ gần 78 triệu đồng; hỗ trợ 265 hộ kinh doanh (trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ) với tổng số tiền đã chi 795 triệu đồng; hỗ trợ vay vốn trả lương phục hồi sản xuất cho người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có một doanh nghiệp với 407 lao động, mức đã thực chi trên 1,5 tỷ đồng [5]

Về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh, nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn làm việc tại các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh qua đó góp phần khẳng định thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Từ ngày 15-19/6/2020 tại Đà Lạt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho các mô hình, điểm du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đợt 1 năm 2020. Tham dự khóa đào tạo có 37 học viên công tác hướng dẫn, thuyết minh đến từ 19 mô hình, điểm du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh. Kết thúc khóa đào tạo, có 34/37 học viên (chiếm tỷ lệ 91,9%) đạt yêu cầu kiểm tra và đủ điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm theo quy định [21].

Thực trạng chung về nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng

Tình hình quản lý của nhà nước và các định hướng trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý trên lĩnh vực DL và lao động làm trong ngành DL; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng và số lượng.

Các cơ sở đào tạo về DL trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong đào tạo; nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng mới và mở rộng các chuyên ngành đào tạo về du lịch; chủ động hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ phù hợp với các thị trường khách quốc tế phổ biến như: Anh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ DL chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ trên tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch.

Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhằm phát triển đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp, du lịch mạo hiểm và lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số có khai thác, phát triển du lịch.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao ý thức, kiến thức giao tiếp, ứng xử với khách du lịch cho các lực lượng thực thi công vụ, đội ngũ lái xe du lịch, lái taxi, các doanh nghiệp kinh doanh DL trên địa bàn, tiểu thương tại chợ Đà Lạt và các khu vực tập trung đông du khách...

Kết quả đạt được và những tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Những năm gần đây, du lịch Lâm Đồng có bước tiến ngoạn mục, được ghi nhận thông qua các con số. Trước khi có dịch Covid 19, giai đoạn 2016-2019. Lượt khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng đều mỗi năm với mức tăng trưởng bình quân là 8,9%; lượt khách qua lưu trú tăng bình quân 11,9%; khách quốc tế chiếm 10,1% tổng số khách qua lưu trú. Số lượng lao động trực tiếp phục vụ ngành Du lịch khoảng 13.000 lao động; trong đó, có 80% số lao động trực tiếp được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ [17].

Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID -19 nên khách du lịch đến Lâm Đồng giảm mạnh, đặc biệt là khách quốc tế. Nhưng với sự cố gắng của chính quyền địa phương cùng với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nên năm 2022 tình hình kinh tế, xã hội của Lâm Đồng có nhiều khởi sắc, có sự tăng trưởng mạnh mẽ và phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19. Tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng năm 2022 ước đạt 7.500.000 lượt (tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021, đạt 136,4% KH năm 2022). Trong đó, khách quốc tế ước đạt: 150.000 lượt (tăng 8,1 lần so với cùng kỳ năm 2021, đạt 100% KH năm 2022); Khách nội địa ước đạt: 7.350.000 lượt (tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2021, đạt 137,4% KH năm 2022) [22].

Sự phục hồi của ngành du lịch không thể không nói đến sự đóng góp của nguồn ngân lực du lịch, thông qua sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng với các cơ sở giáo dục trên địa bàn năm 2019 và năm 2020 chất lượng nguồn nhân lực du lịch Lâm Đồng được nâng cao, được trang bị những kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong du lịch; tâm lý của khách du lịch; quy trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch; xây dựng bài thuyết minh và hướng dẫn du khách tham quan tại khu, điểm du lịch. Nói cách khác, nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ du lịch. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn trên thị trường du lịch cho từng doanh nghiệp, địa phương, rộng hơn là ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể qua các con số sau: Trong năm 2022, tỉnh đã tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, đã có 64 phiên giao dịch việc làm (47 phiên online, 9 phiên trực tiếp, 8 lưu động), số lượt người được hỗ trợ, giới thiệu việc làm là 5.093 người (đạt 101,86% so với kế hoạch) [30].

Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhưng hiện nay vẫn đang thiếu trầm trọng lực lượng lao động lành nghề, có chuyên môn, kỹ thuật cao, cụ thể:

Kết quả đạt được trong việc phát triển nhân lực du lịch Lâm Đồng

Những tồn tại trong việc phát triển nhân lực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng

Với khu vực lưu trú, hầu hết chỉ có nhân lực tại các khách sạn là được qua đào tạo, còn ở nhà nghỉ, homestay hầu hết nhân lực đều là lao động tự do, không qua trường lớp. Đặc biệt đối với sản phẩm du lịch nông nghiệp, có rất nhiều hộ nông dân tham gia du lịch dưới góc độ tự phát, nhỏ lẻ nên thiếu chuyên môn, kiến thức về du lịch.

Nhiều lao động làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chưa được đào tạo qua các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ phục vụ buồng, nghiệp vụ phục vụ bàn, nghiệp vụ chế biến món ăn.

Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa am hiểu nhiều về văn hóa, lịch sử, con người tại địa phương; kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế

Quy mô nguồn nhân lực du lịch chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh Lâm Đồng, nguồn nhân lực phục phục vụ trong ngành du còn khá trẻ (từ 18-35 tuổi chiếm 60%) [14] nên thiếu kinh nghiệm, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ.

Thiếu cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước có đủ năng lực điều hành về du lịch

Dịch Covid-19 bùng phát làm cho các doanh nghiệp du lịch Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn. Nhiều người lao động làm việc trong ngành du lịch nghỉ việc, chuyển nghề vì mưu sinh. Khi Lâm Đồng mở cửa du lịch trở lại thì nhiều lao động vẫn mang tâm lý không an tâm quay trở lai làm việc. Năm 2022 ngành du lịch có dấu hiệu dân phục hồi, các cơ sở, doanh nghiệpkinh doanh du lịch, khách sạn nhà hang đã và đang tuyển dụng trở lại nhưng hiện nay nguồn lao động du lịch vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Đây chính là những vấn đề còn tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển ngành du lịch.

Một số kiến nghị

Cần có những chính sách, giải pháp để bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các nhóm lao động làm việc tại homestay, nhà nghỉ. Đặc biệt là du lịch nông nghiệp, cần tăng cường hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho các hộ nông dân tham gia du lịch cũng như cộng đồng dân cư.

Các cơ sở đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong đào tạo; nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng mới và mở rộng các chuyên ngành đào tạo về du lịch; chủ động hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ phù hợp với các thị trường khách quốc tế phổ biến như: Anh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tiếp tục Gắn kết các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch nhằm đa dạng hóa loại hình đào tạo, tiến đến xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở liên kết của 3 nhà (nhà trường, nhà kinh tế, nhà khoa học) trong tất cả các công đoạn đào tạo từ đầu vào đến đầu ra quá trình. Nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở có chức năng đào tạo ngành du lịch.

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ trên tất cả các lĩnh vực của ngành du lịch.

Cần có những cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích lao động có kinh nghiệm trong ngành quay trở lại làm việc, tạo niềm tin để những lao động này an tâm và cải thiện cuộc sống khi gắn bó với nghề

Cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, quản lý nhà nước về du lịch có đầy đủ chuyên môn, và đội ngũ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch có đầy đủ kiến thức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ban chấp hành Trung ương (2017). Nghị quyết số 08-NQ/TWngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
  2. Báo Lâm Đồng (2021). Phát triển du lịch nông thôn ở Lâm Đồng. http://www.huongdanvien.vn/index.php/news/item/2074
  3. Begg, D., Fischer, S., Dornbusch, R., & Besana, A. (2008). Microeconomia. McGraw-Hill.
  4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tổng Cục Du lịch (2020). Tốc độ tăng trưởng khách cao, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. https://www.vietnamtourism.gov.vn/post/32527
  5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tổng Cục Du lịch (2021). Lâm Đồng: Ngành du lịch hướng tới sự phục hồi. https://vietnamtourism.gov.vn/post/37667
  6. Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch (2021). Thành phố Đà Lạt: Thúc đẩy tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch. https://bvhttdl.gov.vn/thanh-pho-da-lat-thuc-day-tinh-chuyen-nghiep-trong-hoat-dong-du-lich-20211208103129849.htm
  7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2022). Nhân lực du lịch "hậu COVID": Cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ. https://bvhttdl.gov.vn/nhan-luc-du-lich-hau-covid-cuoc-khung-hoang-chua-co-tien-le-20220405154332827.htm
  8. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2020). Đánh giá tác động dịch covid 19 đến kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng. http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=1040
  9. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2020). Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Lâm Đồng ước năm 2020. http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=1035.
  10. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2021). Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng ước năm 2021. http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=1234
  11. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2022). Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng ước năm 2022. http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=1384
  12. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2022). Tình hình lao động, việc làm tỉnh Lâm Đồng quý I năm 2022. http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=1284
  13. Đặng Hiếu (2021). COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người lao động. Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/kinh-te/covid-19-anh-huong-sau-sac-den-doi-song-nguoi-lao-dong-594893.html
  14. Hồng Thắm (2020). Cần cung ứng nguồn nhân lực du lịch chất lượng. http://baolamdong.vn/dulich/202007/can-cung-ung-nguon-nhan-luc-du-lich-chat-luong-3010903/
  15. Lâm Đồng Online (2019). Du lịch Lâm Đồng một năm vượt kế hoạch. http://baolamdong.vn/dulich/201901/du-lich-l%C3%A2m-%C4%91%E1%BB%93ng-m%E1%BB%99t-n%C4%83m-v%C6%B0%E1%BB%A3t-k%E1%BA%BF-hoach-2927087/
  16. Lâm Đồng Online (2020). Lâm Đồng đứng thứ 48 về tốc độ tăng trưởng GRDP của cả nước. http://baolamdong.vn/kinhte/202012/lam-dong-dung-thu-48-ve-toc-do-tang-truong-grdp-cua-ca-nuoc-3037063/
  17. Lâm Đồng Online (2022). Lâm Đồng sẽ phát triển kinh tế đêm và 3 cụm không gian du lịch. http://baolamdong.vn/dulich/202207/lam-dong-se-phat-trien-kinh-te-dem-va-3-cum-khong-gian-du-lich-3127395/
  18. Nga, N.T.N, Liên, L.T.P. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 10, 05/2020.
  19. Phạm Hữu Doanh và cộng sự (2022). Du lịch Lâm Đồng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thích ứng đại dịch Covid 19. Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật Tỉnh Lâm Đồng. https://lienhiephoilamdong.org.vn/du-lich-lam-dong-dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-thich-ung-dai-dich-covid-19.html
  20. Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng (2019). Lâm Đồng tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm. https://svhttdl.lamdong.gov.vn/
  21. Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng (2020). Đào tạo nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch cho mô hình, điểm du lịch canh nông. https://svhttdl.lamdong.gov.vn/
  22. Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng (2023). Thông báo số 7/TB-VHTTDL ngày 30/01/2023 về Kết luận của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Hội nghị triển khai công tác ngành 2023
  23. TIPC Lâm Đồng (2022). Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng. https://dalat-info.gov.vn/vi/Post/Detail?postId=96&categoryId=2
  24. Tổng cục du lịch (2022). Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2008 – 2021. https://vietnamtourism.gov.vn/statistic/receipts
  25. Tổng cục thống kê (2021). Du lịch năm 2020 lao đao vì covid-19. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du-lich-nam-2020-lao-dao-vi-covid-19/
  26. Tổng cục Thống kê (2021). Tác động của dịch Covid-19 đến tăng trưởng các khu vực kinh tế quý III năm 2021. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/tac-dong-cua-dich-covid-19-den-tang-truong-cac-khu-vuc-kinh-te-quy-iii-nam-2021/
  27. Trần Quốc Đạt (2021). Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 5/2021.
  28. Tuyết, V. T. B. (2019). Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế.
  29. UBND tỉnh Lâm Đồng (2021). Kế hoạch số 8552/KH-UBND ngày 24/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cải thiện và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 và những năm tiếp theo.
  30. UBND tỉnh Lâm Đồng (2023). Báo cáo số 15/BC-BCĐ về hoạt động hội nhập quốc tế tỉnh Lâm Đồng năm 2022 và phương hướng năm 2023.