THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUỒN NHÂN LỰC LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Đức Hải – ThS. Trần Huy Cường
Tóm tắt:
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nguồn nhân lực lao động cực kì phát triển và ổn định và được xem là thời kỳ dân số vàng, bình quân mỗi năm tăng khoảng một triệu dân. Tuy nhiên, để nguồn nhân lực này có thể phát huy được hết giá trị và nâng cao chất lượng lao động vẫn cần đến rất nhiều giải pháp cải thiện lực lượng lao động tại Việt Nam.
Từ khóa:Nguồn nhân lực, thực trạng, lao động, dân số Việt Nam…
1. Nguồn nhân lực lao động là gì?
Nguồn nhân lực là một nguồn lực cho sự phát triển ổn định kinh tế xã hội, đây là những người có khả năng lao động vẫn trong độ tuổi cho phép theo quy định. Nguồn nhân lực lao động còn được hiểu là tổng hợp sức lao động của các cá nhân cùng tham gia vào quá trình lao động để tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống con người. Trong quá trình lao động họ sẽ có cùng yếu tố thể chất và tinh thần cùng hướng đến một mục đích chung trong lao động. Như vậy nguồn nhân lực lao động được hiểu là những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên theo quay định của pháp luật đều có thể tham gia vào nền sản xuất xã hội.
Để đánh giá được nguồn nhân lực có tốt hay không thường mọi người sẽ xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng. Số lượng của nguồn nhân lực được quyết định dựa vào các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng nhanh thì sẽ tỷ lệ thuận với việc tăng quy mô và tốc độ của nguồn nhân lực xã hội. Đối với chất lượng của nguồn nhân lực cũng sẽ được xem xét dựa trên các mặt: tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất …
2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Việt Nam
Hiện nay nguồn nhân lực của Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng nhất với những đặc điểm cụ thể như sau:
- Việt Nam là nước có nguồn nhân lực trẻ khoảng 51,2 triệu người trong độ tuổi lao động.
- Nguồn nhân lực có quy mô lớn, số lượng tăng nhanh hàng năm.
- Năng suất lao động của nguồn nhân lực Việt Nam đang ngày càng tăng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thế giới.
- Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ còn chưa hợp lý giữa thành thị – nông thôn, thông thường nguồn nhân lực ở các vùng thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao và thời gian lao động thấp ở khu vực nông thôn.
- Nguồn nhân lực Việt Nam chưa đồng đều về tay nghề, thu nhập thấp.
3. Vai trò của nguồn nhân lực lao động
Có thể thấy, vai trò của nguồn nhân lực lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, chính vì thế, hiện nay nhiều quốc gia đã chú trọng vào việc đầu tư vào nguồn nhân lực. Đây là một cách để tiết kiệm được các chi phí khác nếu như nguồn nhân lực hoạt động hiệu quả. Một minh chứng rõ ràng nhất chính là các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông hay một số nước khác trong khu vực có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh vào thập kỷ 70,80 thì người dân đều đạt mức độ phổ cập tiểu học là thấp nhất.
Tuy nhiên, đối với Hàn Quốc, Nhật Bản ngoài sự đầu tư về chất lượng học tập cho người dân thì một nguyên nhân nữa thúc đẩy sự phát triển kinh tế của họ chính là nhờ vào những chính sách kinh tế, trình độ quản lý hiện đại đã tạo ra được một nguồn nhân lực chất lượng cao không phải quốc gia nào cũng làm được. Không thể phủ nhận vai trò của nguồn nhân lực lao động đến từ chính con người trong xã hội.
- Con người là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội:
Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải có một động lực thúc đẩy nhất định. Để phát triển kinh tế xã hội thì cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: nhân lực (nguồn lực con người ), Tài lực (nguồn lực về tài chính tiền tệ ), Vật lực (Nguồn lực vật chất, công cụ lao động đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên ), … song chỉ có nguồn lực con người mới là động lực để thúc đẩy sự phát triển cho kinh tế và không ngừng tạo ra các giá trị vật chất.
Từ xa xưa con người đã luôn lao động bằng thực lực để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và phục vụ chính bản thân họ. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay khi sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng cao cùng với sự phát triển của công nghệ đã tạo cơ hội cho việc chuyển dần hoạt động lao động từ con người sang máy móc, cũng đã thay đổi tính chất của lao động từ thủ công sang trí tuệ và cơ khí giảm dần sức lao động của con người.
Nhưng ngay cả khi đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại đến vậy thì vẫn không thể tách rời các nguồn lực của con người khi chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị đó và phải do con người điều khiển thì máy móc cũng mới có thể hoạt động một cách hoàn thiện. Thậm chí, trong quá trình sản xuất máy móc vẫn xảy ra những sai sót khiến cho các sản phẩm bị lỗi thì lại cần đến sức lực của con người để sửa chữa, cải thiện lại sản phẩm một cách hoàn chỉnh.
- -Con người là mục tiêu của sự phát triển:
Phát triển kinh tế xã hội đến mức nào thì cuối cùng vẫn là để phục vụ cho cuộc sống và công việc của con người. Con người luôn muốn làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh, nên đương nhiên con người sẽ là mục đích và trung tâm chính của những sự phát triển đã thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa người lao động và sản xuất tiêu dùng.
Mặc dù mức độ tiêu dùng được quyết định bởi sự phát triển của sản xuất nhưng cũng chính nhu cầu tiêu dùng của con người tác động tới năng suất sản xuất và định hướng phát triển của sản xuất thông quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Trên thị trường khi nhu cầu tiêu dùng của một sản phẩm tăng lên thì cũng sẽ thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra mặt hàng đó và ngược lại.
Nhu cầu của con người vô cùng phong phú và thay đổi qua từng giai đoạn những nhu cầu này bao gồm nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần. Chính những nhu cầu này sẽ quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm và với từng tầng lớp khách hàng khác nhau cũng sẽ có phân khúc sản phẩm khác nhau.
- -Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội:
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển trong lao động mà con người cũng là các chủ thể tạo ra sự phát triển đó. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử con người đã chứng minh cần phải có sự lao động chăm chỉ mới tạo ra được một thế giới như thời điểm hiện tại. Trong mỗi giai đoạn phát triển con người sẽ càng hoàn thiện nâng cao các khả năng của bản thân để tăng thêm sự cải thiện chất lượng cuộc sống, chinh phục những điều khó hơn. Một đất nước có thể phát triển mạnh mẽ hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ khoa học và công nghệ của nghệ của nước đó. Trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc vào khả năng và chuyên môn của con người. Do đó, các quốc gia càng phát triển công nghệ lại càng có nhiều ưu thế trong kinh tế xã hội.
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển trong lao động mà con người cũng là các chủ thể tạo ra sự phát triển.
4. Những cách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực?
Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần đến sự kết hợp của nhiều cơ quan quản lý để đưa ra những chính sách, biện pháp hữu hiệu nhất cho việc phát triển kinh tế xã hội. Để tạo ra nguồn nhân lực lao động chất lượng cao cần lưu ý đến những biện pháp như sau:
- -Chiến lược phát triển nguồn nhân lực:
Nhà nước và doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược nguồn nhân lực một cách hợp lý gắn liền với sự phát triển thiết thực của kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần phải nhận định rõ xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh là trách nhiệm của những nhà quản lý và doanh nghiệp, tổ chức.
- -Đưa ra biện pháp giải quyết trường hợp phát sinh kịp thời:
Các cơ quan, công ty, doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời để giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách, lâu dài đối với nguồn lực của mỗi quốc gia. Trong đó, cần phải chú trọng vào việc khai thác, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để giúp nâng cao chất lượng mới cso thể cải tạo được chất lượng sản xuất.
Cần có những chương trình và khóa đào tạo chuẩn hóa đối với từng ngành nghề cụ thể, đồng thời đưa ra những công cụ đánh giá, ghi nhận trình độ của họ qua mỗi thời điểm đào tạo tránh những việc đào tạo tốn thời gian mà không mang lại chất lượng gì hết.
- -Nâng cao trình độ học vấn:
Đây cũng là vấn đề quan trọng mà cần phải thực hiện được ở Việt Nam vì nhìn chung trên cả nước tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi lao động đạt khoảng 97,85%. Do đó cần đưa ra những giải pháp để nâng cao trình độ học vấn thúc đẩy người dân tích cực hoàn thành chương trình học tập một cách cơ bản.
- -Đưa ra chính sách đãi ngộ hợp lý về nguồn nhân lực:
Nhà nước và doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý để cải thiện đời sống của người lao động dựa trên thực tiễn. Qua đó có thể đưa ra các chính sách đãi ngộ, hướng nghiệp một cách thỏa đáng thúc đẩy sự phát triển của người lao động như:
Mở thêm nhiều lớp hướng nghiệp, dạy nghề, học nghề
Dự báo nhu cầu lao động trong thời gian tới
Đưa ra chính sách cụ thể với những lao động Việt Nam làm ở nước ngoài
Chính sách đảm bảo quyền và mức lương xứng đáng cũng như bảo vệ các quyền lợi an sinh xã hội của người lao động.
Việt Nam đang trở thành điểm đến được nhiều nhà đầu tư yêu thích vì có nguồn nhân lực trẻ trung, năng động.
Việt Nam là một trong những quốc gia được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đến vì đây là một thị trường có nguồn nhân lực lao động phát triển và trẻ hóa, chúng ta cần dựa vào đó để cải thiện tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Tài liệu tham khảo
- Hà Lê (2022). Vực dậy nguồn nhân lực hậu Covid-19: Phải vượt qua ba thách thức lớn. Truy cập tại https://vneconomy.vn/vuc-day-nguon-nhan-luc-hau-covid-19-phai-vuot-qua-ba-thach-thuc-lon.htm
- PLO (2020). Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người lao động trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi. Truy cập tại https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_757928/lang--vi/index.htm
- Tổng cục Thống kê (2022). Báo cáo tác động của dịch covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý I năm 2022. Truy cập tại https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/04/bao-cao-tac-dong-cua-dich-covid-19-den-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-nam-022.
4. http://www.bingcom. Tỷ lệ người biết chữ ở việt nam năm 2020 - (truy cập ngày 10/02/2023).