Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có nguồn lao động trẻ dồi dào, đặc biệt là thời gian gần đây, khi đất nước ta mọi hoạt động trở lại bình thường sau đợt dịch covid-19. Theo thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý iv và năm 2022. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2022 là 52,1 triệu người, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, tăng gần 0,3 triệu người so với quý trước và tăng gần 1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, lực lượng lao động ở khu vực thành thị không thay đổi nhiều, khu vực nông thôn tăng khoảng 0,3 triệu người, lực lượng lao động nam và nữ đều tăng hơn 0,1 triệu người. So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng ở khu vực thành thị (tăng 0,5 triệu người) và khu vực nông thôn (tăng gần 1 triệu người). Tổng cục thống kê (2022)
Đơn vị tính: Triệu người
Hình 1: Lực lượng lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2022
Nguồn: Tổng cục thống kê (2022)
Các doanh nghiệp đang dần phục hồi, lực lượng lao động dần ổn định. Mặc dù vậy, Tỷ lệ lao động thiếu việc làm vẫn còn rất cao, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý IV năm 2022 là khoảng 898,2 nghìn người, tăng 26,5 nghìn người so với quý trước và giảm 566,0 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 1,98%, tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,39 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 1,57% và 2,22%). Tổng cục thống kê (2022). Người lao động thiếu việc làm, doanh nghiệp không tìm được người lao động phù hợp đó là vấn đề trong lúc này.
Bài toán đặt ra, Nhà nước cần có biện pháp để người lao động có đủ điều kiện tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhằm giải quyết tối ưu lực lượng lao động thất nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề khó khăn trong tuyển chọn nguồn lao động cho mình.
Hiện trạng nguồn lao động nước ta hiện nay
Nguồn lao động nước ta dồi dào, số người đang trong độ tuổi lao động, từ 15 tuổi trở lên cũng cao, trong số đó, những người có việc làm ở độ tuổi này, trong quý IV năm 2022 là 51,0 triệu người, tăng 239,4 nghìn người so với quý trước và tăng gần 2,0 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 18,8 triệu người, tương đương với quý trước và tăng 0,9 triệu người so với cùng kỳ năm trước; số có việc làm ở nông thôn là 32,2 triệu người, tăng 247,7 nghìn người so với quý trước và tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Đơn vị tính: nghìn người
Hình 2: Số lao động có việc làm quý III và quý IV, giai đoạn 2019-2022
Bên cạnh đó, Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 1,98%, tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,39 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 1,57% và 2,22%).
Hình 3: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2022
Từ thống kê trên ta thấy, Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2022 là 52,1 triệu người, có việc làm trong quý là 51,0 triệu người, Số người thiếu việc làm khoảng 898,2 nghìn người. Với số liệu trên ta thấy tỷ lệ người thiếu việc làm không cao, chiềm khoảng 1% trên tổng số người lao động nước ta.
Chất lượng lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp, khiến một bộ phận người (NLĐ) khó tiếp cận với cơ hội việc làm bền vững, trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) không tuyển được nhân sự phù hợp. Bên cạnh đó, khi xem xét cơ cấu lao động đã qua đào tạo theo trình độ chuyên môn, có thể nhận thấy rằng, lao động từ đại học trở lên chiếm tỷ trọng khá cao; đến năm 2020, tỷ trọng lao động đang làm việc có trình độ từ đại học trở lên chiếm tới 11,12% trên tổng số lao động, trong khi lao động ở trình độ sơ cấp và trung cấp chỉ chiếm 9,11%; phản ánh sự mất cân đối trong cung ứng lao động và tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn tồn tại trong thị trường cung ứng lao động Việt Nam. (Nhật Hồng, 2022)
Nguồn: Số liệu thống kê về Lao động việc làm, Tổng cục Thống kê, gso.gov.vn, 2021
Hình 4: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Các doanh nghiệp thiếu việc làm trầm trọng khi đại dịch covid đã qua, Nhiều doanh nghiệp hiện đang đẩy mạnh tuyển dụng để bù đắp sự thiếu hụt nhân sự này. Bà Lê Thị Hoài, chuyên viên tuyển dụng Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, cho biết do yêu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh và thay thế cho các nhân sự đã chuyển công tác, đơn vị này đang cần tuyển từ 50 - 70 chuyên viên xử lý tín dụng thị trường tại các tỉnh, thành phố, riêng tại địa bàn Hà Nội cần tuyển 30 chỉ tiêu làm việc tại văn phòng và 20 vị trí làm việc tại hiện trường. Bên cạnh đó, Ông Tạ Đức Cảnh, chuyên viên tuyển dụng Công ty Cổ phần Kỹ thuật Sigma, trong quý 2/2022 đơn vị này cần tuyển dụng từ 200 – 400 công nhân kỹ thuật cơ điện để thi công các hệ thống điện nước, điều hòa thông gió, phòng cháy chữa cháy trong các công trình, song việc tuyển dụng các lao động kỹ thuật, đặc biệt là công nhân có tay nghề rất khó khăn. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng đưa ra các chế độ về lương lưởng rất cạnh tranh để thu hút lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (đánh giá về tình trạng thiếu hụt lao động) lý giải có nhiều nguyên nhân, trong đó nhiều lao động đã chọn lập nghiệp tại quê hương, không quay trở lại nơi làm việc hoặc đã chuyển đổi nghề. Bên cạnh đó, người lao động chưa được đào tạo để đáp ứng được tiêu chí mới của nhà tuyển dụng về trình độ, tay nghề… trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số.(Phúc Minh, 2022).
Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội - cho biết, thời gian qua đơn vị này có nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về việc thiếu hụt lao động, khó tuyển dụng. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động sâu rộng đến thị trường lao động, đặc biệt khi dịch bùng phát mạnh tại các địa phương phía Nam đã có một lực lượng lớn lao động dịch chuyển về quê. Chính vì vậy, khi nền kinh tế phục hồi, các thị trường dần sôi động trở lại, từ đó khiến một số địa phương thiếu lao động cục bộ. Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng, đây cũng là thực tế bình thường, bởi lẽ trong giai đoạn phục hồi, người lao động trở về địa phương có thể đã tìm kiếm được việc làm. Riêng tại Hà Nội, theo quan sát của trung tâm, mặc dù cũng có sự thiếu hụt lao động song điều này là quy luật của thị trường lao động, bởi rất khó đòi hỏi sự tiệm cận giữa cung và cầu. “Hai bên vẫn đang tìm kiếm nhau, đó là lý do vì sao vẫn có sự chênh lệch giữa cung và cầu, hay cung không gặp cầu và ngược lại” Bộ LĐTBXH cho hay, thị trường lao động phục hồi tương đối nhanh, về cơ bản các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm đã duy trì được lực lượng lao động ổn định, có thiếu lao động cục bộ nhưng không nhiều. (Anh Thư, 2022)
Với tình hình trên ta thấy rằng, các DN thiếu nguồn lao động có chuyên môn trong thời gian gần đây ở mức cao, mặc dù nguồn lao động trong nước dồi dào.
Lao động có việc làm ghi nhận mức tăng ở cả khối doanh nghiệp và cơ sở xuất kinh doanh cá thể. Số lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và trong các doanh nghiệp tăng đáng kể trong quý IV năm 2021, tương ứng đạt 16,2 triệu người và 12,7 triệu người, tăng 1,3 triệu người và tăng 667,4 nghìn người so với quý III năm 2021. Tốc độ phục hồi của lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh này tiếp tục được ghi nhận trong quý I năm 2022 với mức 16,8 triệu người và 13,3 triệu người, tương ứng tăng 533,4 nghìn người và tăng 521,5 nghìn người so với quý IV năm 2021 và tăng 1,8 triệu người và tăng 1,2 triệu người so với thời điểm đỉnh dịch năm trước (quý III năm 2021). Cơ sở kinh doanh cá thể là khu vực thu hút nhiều lao động quay trở lại làm việc nhiều nhất, số lao động tăng lên trong khu vực này chiếm tỷ trọng 55,4% số lao động tăng thêm trong kỳ. Hình 5.(Tổng cục thống kê, 2022).
Nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch covid-19, Các doanh nghiệp quay lại hoạt động bình thường, người lao động trở lại làm việc bình thường, người lao động có công ăn việc làm tăng, đây là dầu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước nhà sau thời kỳ dài đóng băng. Thu nhập của người lao động ổn định, giúp ổn định an sinh xã hội. Dấu hiệu tốt cho thời gian tới.
Vấn đề còn lại các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực đào tạo người lao động về kỹ thuật, chuyên môn, phù hợp với thời đại công nghệ số, để nguồn lao động năng cao tay nghề và thành thạo hơn trong quá trình số hóa trong doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp dần chuyển sang phát triển kinh tế số, đó là mục tiêu lâu dài mà các doanh nghiệp cần phải phấn đấu để đạt được để phát triển bền vững.
Đơn vị tính: Triệu người
Nguồn: Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý I năm 2022, 2022, Tổng cục thống kê
Hình 5: Lao động trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể theo quý, giai đoạn 2020-2022.
Lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ, bằng ở các trình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học chiếm 20,92%. Trong 10 năm vừa qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đáng kể nhưng vẫn có tới 76,9% người lao động chưa được đào tạo về chuyên môn.Tính đến tháng 3/2021, cả nước có 417,3 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp (chiếm 39,7%), nhưng người có trình độ đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (155,5 nghìn người). Hiện tượn chảy máu chất là sự di chuyển của nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ thuật từ một nước qua những nước khác. Đây chính là thất thoát nguồn nhân lực, lao động giỏi trong nước ra nước ngoài làm việc. Trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp và nhà nước không có giải pháp “giữ chân nhân tài”, xu hướng chảy máu chất xám sẽ tiếp tục gia tăng. Và tất nhiên, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của nền kinh tế chủ đạo. (topvc, 2022)
Nguồn lao động Việt Nam dồi dào, hầu hết những người trong độ tuối lao động điều có việc làm, số ít còn thiếu việc làm do hoàn cảnh khách quan. Vấn đề quan trọng là là nguồn lao động chưa được đầu tư thỏa đáng, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở những doanh nghiệp cần lao động có kỹ thuật, chuyên môn, hiện tượng chảy máu chất xám cũng là một vấn đề đáng quan tâm, Việt nam xảy ra rất nhiều. Chúng ta cần cải thiện trình độ chuyên môn cho nguồn lao động, đáp ứng tốt nhu cầu cho các doanh nghiệp hiện nay, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển theo hướng kinh tế số, hoàn thành mục tiêu của nhà nước đưa ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.