THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19
Tác giả: ThS. Huỳnh Ánh Nga - Giảng viên cơ hữu Khoa Kinh tế - Quản trị
Tóm tắt
Bài viết dựa trên nguồn số liệu thứ cấp về thu chi ngân sách nhà nước được thu thập từ Tổng cục Thống kê nhằm đánh giá thực trạng thu chi NSNN trong giai đoạn 2015-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn này thu và chi NSNN đều có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt các khoản chi NSNN luôn cao hơn so với các khoản thu NSNN dẫn đến NSNN rơi vào tình trạng bội chi trong giai đoạn này. Đặc biệt năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến các khoản thu NSNN, nhất là các khoản thu trong nước và các khoản thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu, chi NSNN.
Từ khóa: chi, thu, ngân sách nhà nước, thực trạng.
1. Giới thiệu
Thu chi ngân sách nhà nước là một trong những hoạt động của quản lý ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong giai đoạn từ năm 2015-2020 ngân sách nhà nước đã thực hiện nội dung thu chi theo đúng luật ngân sách nhà nước và đã đạt những kết quả nhất định. Nhà nước thực hiện cân đối ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hằng năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế cũng như cán cân thương mại quốc tế. Từ đó, góp phần ổn định việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự toán được. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội và tác động trực tiếp đến khoản thu ngân sách nhà nước. Trong thời điểm này, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp về thu – chi ngân sách phù hợp, góp phần quản lý tốt công tác NSNN và đảm bảo ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2015- 2020
2.1 Thực trạng thu ngân sách nhà nước
Giai đoạn 2015-2020 tăng trưởng kinh tế của nước ta vẫn duy trì và đạt mức cao, bình quân 6,19%/năm giai đoạn này đã giúp nâng cao số thu ngân sách nhà nước. Quy mô thu ngân sách nhà nước tăng đáng kể trong giai đoạn này, tăng hai lần giai đoạn 2011-2015 và tăng hơn 5 lần giai đoạn 2006-2010. Thu ngân sách nhà nước có sự gia tăng đều qua các năm kể từ năm 2015 với mức tổng thu NSNN đạt 1.020.589 tỷ đồng. Đến năm 2020, tổng thu NSNN đạt 1.507.485 tỷ đồng, tăng 487.256 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 47,74 % so với năm 2015. Trong tổng thu NSNN, khoản thu trong nước chiếm tỷ lệ chủ yếu từ 75,64 % - 85-61% và đạt tỷ lệ 85,61% trong năm 2020. Trong đó, thu từ doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ 9,83% trong tổng thu NSNN và đạt 148.209 tỷ đồng trong năm 2020 và thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 13,67% trong tổng thu NSNN và đạt 206.088 tỷ đồng. Tiếp theo, khoản thu từ dầu thô chiếm tỷ trọng 2,3% - 6,61% trong tổng thu NSNN và năm 2010 khoản thu này đạt 34.598 tỷ đồng, chiếm 2,3% trong tổng thu NSNN. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thu NSNN trong giai đoạn này, dao động từ 11,77% - 16,59% và năm 2020 khoản thu này chiếm tỷ lệ 11,77% trong tổng thu NSNN và đạt 177.529 tỷ đồng. Khoản thu từ viện trợ chiếm tỷ trọng 0,32% - 1,16% trong giai đoạn này và năm 2020 khoản thu này chiếm tỷ lệ 0,32% trong tổng thu NSNN với mức thu đạt 4.825 tỷ đồng.
Bảng 1. Tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2020 (ĐVT: tỷ đồng)
Nội dung thu (Tỷ đồng)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Tổng thu
|
1020589
|
1107381
|
1293627
|
1431662
|
1551074
|
1507845
|
Thu trong nước, trong đó:
|
771932
|
883801
|
1039192
|
1155293
|
1273884
|
1290893
|
- Thu từ DN trong nước
|
159907
|
146285
|
147238
|
153324
|
164975
|
148209
|
- Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài
|
140979
|
147503
|
172166
|
190309
|
210245
|
206088
|
Thu từ dầu thô
|
67510
|
39755
|
49583
|
66049
|
56251
|
34598
|
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu
|
169303
|
174634
|
197273
|
202540
|
214251
|
177529
|
Thu viện trợ
|
11844
|
9191,26
|
7580
|
7780
|
6688
|
4825
|
Tỷ lệ (%)
|
100,00
|
100,00
|
100,00
|
100,00
|
100,00
|
100,00
|
Thu trong nước, trong đó:
|
75,64
|
79,81
|
80,33
|
80,70
|
82,13
|
85,61
|
- Thu từ DN trong nước
|
15,67
|
13,21
|
11,38
|
10,71
|
10,64
|
9,83
|
- Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài
|
13,81
|
13,32
|
13,31
|
13,29
|
13,55
|
13,67
|
Thu từ dầu thô
|
6,61
|
3,59
|
3,83
|
4,61
|
3,63
|
2,30
|
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu
|
16,59
|
15,77
|
15,25
|
14,15
|
13,81
|
11,77
|
Thu viện trợ
|
1,16
|
0,83
|
0,59
|
0,54
|
0,4
|
0,32
|
(Nguồn: Niên giám thống kê 2020, Tổng Cục Thống kê)
Riêng năm 2020, trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn và biến động do ảnh hưởng của dịch Covid 19, cùng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu NSNN. Với sự nổ lực của toàn dân và các cấp, các ngành, tổng thu NSNN năm 2020 đã đạt được 1.507.845 tỷ đồng, giảm 43.229 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng với mức giảm 2,8 %. Song đây là sự nỗ lực lớn của toàn dân dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp góp phần tăng cường công tác thu NSNN trong năm.
Trong cơ cấu thu NSNN có sự thay đổi đáng kể: khoản thu ngân sách từ trong nước chiếm tỷ trọng gia tăng, từ 75,64% năm 2015, tăng 85,61% trong năm 2020. Khoản thu từ dầu thô có sự giảm sút đáng kể, chiếm tỷ trọng 6,61% trong năm 2015 và giảm còn 2,3% trong năm 2020. Đối với khoản thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng có sự sụt giảm đáng kể, từ tỷ trọng 16,59% năm 2015 giảm cuống còn 11,77% trong năm 2020. Khoản thu từ viện trợ cũng giảm từ 1,16% trong năm 2015, giảm xuống còn 0,32% trong năm 2020.
2.2 Thực trạng chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN có sự gia tăng qua các năm kể từ năm 2015 nhằm đáp ứng được các nhu cầu thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2015, tổng chi NSNN đạt 127645 tỷ đồng, đến năm 2020 tổng chi NSNN đạt 1787950 tỷ đồng. Trong tổng chi NSNN thì chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chiếm chủ yếu với tỷ trọng từ 59,95% - 65,07% trong giai đoạn 2015-2020, năm 2020 chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đạt 1.127.391 tỷ đồng, chiếm 63,05% trong tổng chi NSNN. Trong đó, chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm 14,41% trong tổng chi NSNN và đạt 257.593 tỷ đồng vào năm 2020. Tiếp theo, chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng từ 25,08% - 31,47% trong giai đoạn này và riêng năm 2020 chi cho đầu tư phát triển đạt 550.028 tỷ đồng, chiếm 30,76% trong tổng chi NSNN. Ngoài ra còn có khoản chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính chiếm 0,02% trong tổng chi NSNN và đạt 100 tỷ đồng vào năm 2020.
Bảng 2. Tình hình chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2020 (ĐVT: tỷ đồng)
Nội dung chi
(Tỷ đồng)
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Tổng chi
|
1276451
|
1289200
|
1355034
|
1435435
|
1747987
|
1787950
|
Chi đầu tư phát triển
|
401719
|
397460,4
|
372792
|
393304
|
438371
|
550028
|
Chi phát triển
sự nghiệp KT-XH
|
788499
|
188867,8
|
881688
|
931859
|
1047971
|
1127391
|
- Trong đó: Chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
|
177367
|
829858
|
204521
|
220436
|
245235
|
257593
|
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
|
302
|
128
|
127
|
298
|
100
|
100
|
Chi khác
|
85.931
|
702.744
|
100.427
|
109.974
|
261.545
|
110.431
|
Tỷ lệ (%)
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
Chi đầu tư phát triển
|
31,47
|
30,83
|
27,51
|
27,40
|
25,08
|
30,76
|
Trong đó: Chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
|
13,9
|
14,65
|
15,09
|
15,36
|
14,03
|
14,41
|
Chi phát triển
sự nghiệp KT-XH
|
61,77
|
64,37
|
65,07
|
64,92
|
59,95
|
63,05
|
Chi bổ sung
quỹ dự trữ tài chính
|
0,02
|
0,01
|
0,01
|
0,02
|
0,01
|
0,02
|
Chi khác
|
6,74
|
4,79
|
7,41
|
7,66
|
14,96
|
6,17
|
(Nguồn: Niên giám thống kê 2020, Tổng Cục Thống kê)
Trong giai đoạn này, Chính phủ thực hiện công cuộc tiếp tục tái cơ cấu các khoản chi NSNN, nâng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Bố trí tăng chi trả nợ; quản lý chặt chẽ vay và trả nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Bố trí dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo chủ động ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách. Thực hiện điều chỉnh tăng 5% lương cơ sở từ 01/05/2016; điều chỉnh lương đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động thấp và trợ cấp đối với giáo viên mầm non để mức lương hưu đạt mức lương cơ sở từ 01/01/2016; hỗ trợ kinh phí tăng thêm khi điều chỉnh mức lương cơ sở từ 01/05/2016 cho một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn.
Cơ cấu chi NSNN đã có sự thay đổi theo hướng chi thường xuyên (bao gồm chi trả lãi) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi NSNN - bao gồm cả chi từ nguồn trái phiếu – bình quân chiếm 27,82% GDP trong giai đoạn 2015-2020 và ở mức cao so với khu vực và các quốc gia có mức phát triển tương đương. Tỷ lệ so sánh giữa chi thường xuyên và đầu tư là khoảng 63:30 trong thời kỳ 2015-2020 so với 70:30 của thời kỳ 2010-2015. Chi thường xuyên tăng lên và cao hơn mức tăng thu chủ yếu là do tăng chi để thực hiện các chính sách mới về an sinh xã hội, chi lương và phụ cấp và chi trả lãi các khoản vay. Quỹ lương tăng nhanh, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, chủ yếu do tăng lương cơ sở và tăng số lượng công chức, viên chức ở các địa phương. Đối với khoản chi đầu tư phát triển, mặc dù giảm tỷ trọng trong tổng chi tiêu NSNN từ 31,47% năm 2015 xuống còn 30,76% năm 2020, nhưng vẫn được duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới. Điều này cho thấy đầu tư của Nhà nước vào hạ tầng công cộng vẫn tiếp tục được duy trì trong thời gian qua, chủ yếu do cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện đang còn ở mức thấp, chưa phát triển.
2.3 Cân đối thu chi ngân sách nhà nước
Cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó vừa là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu kinh tế-xã hội. Trong giai đoạn 2015-2020, các khoản chi NSNN luôn cao hơn các khoản thu NSNN, điều này dẫn đến NSNN luôn ở tình trạng thâm hụt. Số liệu ở bảng sau sẽ minh họa tình hình cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2020.
Bảng 3. Cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2015-2020
Năm
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Tổng thu (tỷ đồng)
|
1020589
|
1107381
|
1293627
|
1431662
|
1551074
|
1507845
|
Tổng chi (tỷ đồng)
|
1276451
|
1289200
|
1355034
|
1435435
|
1747987
|
1787950
|
Cân đối ngân sách
|
-255862
|
-181819
|
-61407
|
-3773
|
-196913
|
-280105
|
(Nguồn: Niên giám thống kê 2020, Tổng Cục Thống kê)
Trong giai đoạn này NSNN bị thâm hụt. Năm 2015 NSNN thâm hụt 255.862 tỷ đồng, đến năm 2020 NSNN thâm hụt 280.105 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã và đang theo đuổi những chính sách thâm hụt ngân sách có định hướng, thâm hụt ngân sách giai đoạn này trung bình chiếm 5,67%/GDP. Việc kéo dài tình trạng thâm hụt NSNN sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế như tình trạng nợ công ngày một gia tăng. Do vậy để quản lý chi – chi NSNN một cách có hiệu quả và góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, một số kiến nghị như sau:
3. Đề xuất kiến nghị
Đối với các khoản thu ngân sách nhà nước
Các đơn vị quản lý tài chính cần đôn đốc thu kịp thời đối với những nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, như: thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, các ngành nghề phát sinh mới, theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng khu vực thu, từng sắc thuế, tiếp tục phân tích, làm rõ nguyên nhân những khoản thu đạt thấp, để kịp thời đề ra giải pháp, điều hành thu kịp thời nhằm đảm bảo số thu trong kỳ ngân sách.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 02/2021/NQ-CP của Chính phủ; Tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (DN), cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề để tăng thu cho NSNN.
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính và quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường hậu kiểm; đẩy mạnh việc thực hiện khai, nộp thuế điện tử, rút ngắn thời gian thông quan,... để giảm số lần, thời gian nộp thuế của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống gian lận, trốn thuế, chống chuyển giá.
Trong thời gian tới, ngành Thuế tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ DN ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Ngành thuế chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu NSNN, đảm bảo các đơn vị thu đúng và đủ các khoản thu NSNN. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời các đơn vị vi phạm, bỏ sót các khoản thu NSNN.
Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước
Công tác lập dự toán chi NSNN từ các đơn vị cần bám sát thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị lập toán nhằm đảm bảo tính chính xác, có kế hoạch.
Các đơn vị quản lý ngân sách tiến hành chi NSNN đúng nội dung, số lượng, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Đối với các khoản chi đầu tư cần thực hiện chi cho các dự án có hiệu quả, có tính khả thi, tránh đầu tư tràn lan, gây thất thoát và lãng phí NSNN.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác chi NSNN một cách thường xuyên. Có giải pháp xử lý nghiêm minh các đơn vị vi phạm nội dung chi NSNN.
4. Kết luận
Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong đó, thu và chi ngân sách nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt quản lý ngân sách góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các cấp đã đề ra. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ có tác động không nhỏ đến tình hình quản lý NSNN, đặc biệt là tình hình chi NSNN.
Do vậy, để quản lý tốt hoạt động thu, chi NSNN đòi hỏi các đơn vị phụ trách, quản lý NSNN thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ nhằm quản lý có hiệu quả nguồn NSNN.
Tài liệu tham khảo
- Đàm Thị Hệ (2013). Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý NSNN cấp huyện thị: Trường hợp nghiên cứu thị xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nôn., Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, số 2/2013.
- Nguyễn Thị Thu Hiền (2020). Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN của Tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 11/2020.
- Ngô Doãn Vịnh, Nguyễn Ngô Việt Hoàng (2021). Thu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường ĐH Hùng Vương, tập 22, số 1/2021, 3-9.
- Niên giám thống kê 2020, Tổng Cục thống kê.